Marketing Mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp là sự kết hợp các công cụ marketing khác nhau vào cùng một chiến lược marketing nhằm mục đích mang lại kết quả tốt nhất cho công tác tiếp thị. Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960. Khi nhắc tới marketing mix chúng ta thường nhắc tới công thức 4P và ngày nay nó được mở rộng thêm một bước nữa thành công thức 7P và lý thuyết 4Cs được xây dựng vào đầu những năm 1990. Với công thức 7P có nhiều ý kiến khác nhau về nó những tựu trung lại nó là tổng hợp của nhiều yếu tố góp phần làm nên sự thành công của một chiến lược marketing ngày nay.
Marketing mix là gì? |
Marketing Mix 4P
Marketing Mix -Product ( Sản Phẩm)
Yéu tố sản phẩm trong công thức 4P |
Product dịch ra tiếng Việt là sản phẩm, hiểu theo nghĩa rộng thì nó có thể là hàng hóa cũng có thể là dịch vụ, được sản xuất hoặc xây dựng nên để đáp ứng nhu cầu nào đó của người dân. Khi tung ra một sản phẩm hay dịch vụ thì nhà sản xuất phải đảm bảo rằng nó thỏa mãn được nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng tại thời điểm nào đó do đó mà họ phải nghiên cữu kỹ về chu kỳ sống về sản phẩm mà họ muốn tạo ra.
Một sản phẩm có vòng đời nhất định bao gồm các giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành, và giai đoạn suy giảm doanh số bán hàng. Nghiên cứu kỹ lưỡng các giai đoạn sẽ giúp các nhà tiếp thị biết được tại thời điểm nào thì sản phẩm đi vào giai đoạn suy thoái, giai đoạn tăng trưởng để có phương án thúc đẩy bán hàng hiệu quả.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất phải liên tục cảỉ tiến sản phẩm và tạo ra những sản phẩm mới với tính năng vượt trội và mang lại lợi ích cho khách hàng. Để làm được điều này thì những nhà làm tiếp thị cần phải tự hỏi mình những câu hỏi sau:
- Khách hàng muốn gì từ các dịch vụ hoặc sản phẩm của mình?
- Khách hàng sẽ sử dụng nó như thế nào?
- Khách hàng nào sẽ sử dụng nó?
- Những tính năng nào mà sản phẩm cần phải để đáp ứng nhu cầu của khách hàng?
- Bạn có tạo ra những tính năng không cần thiết cho khách hàng?
- Tên của sản phẩm là gì?
- Liệu nó có một cái tên dễ nhớ?
- Các kích thước hoặc màu sắc có gì đặc biệt?
- Làm thế nào để tạo ra sản phẩm nổi trội hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
- Sản Phẩm cảu mình trông như thế nào như thế nào?
Marketing Mix -Price (Giá cả)
Chiến lược về giá cả rất nhạy cảm trong kinh doanh |
Giá là một thành phần rất quan trọng của định nghĩa tiếp thị hỗn hợp. Giá của sản phẩm về cơ bản là số tiền mà một khách hàng phải trả tiền cho để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nó cũng là một thành phần rất quan trọng của một kế hoạch tiếp thị vì nó quyết định lợi nhuận của công ty. Điều chỉnh giá bán của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chiến lược tiếp thị cũng như ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và nhu cầu của sản phẩm.
Giá cả là một vấn đề rất nhạy cảm trong kinh doanh. Một công ty khi mới tham gia vào thị trường thì thường chưa có thương hiệu và tính cạnh tranh nên cách khôn ngoan là họ nên giữ giá sản phẩm của mình ở một mức thấp hơn so với những đối thủ lớn với hy vọng tăng tính cạnh tranh về giá cả. Tuy nhiên một mức giá thấp thường có nghĩa là sản phẩm có chất lượng kém hơn trong mắt người tiêu dùng khi họ so sánh sản phẩm hay dịch vụ của bạn với một đối thủ cạnh tranh khác. Mức giá cao thì không có tính cạnh tranh dẫn đến khó tiếp cận khách hàng. Do đó để đưa ra được giá cả hợp lý bạn phải thực sự có hiểu biết về thị trường và đối tượng khách hàng mình hướng tới để định giá sản phẩm thích hợp nhất.
Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi mình khi muốn thiết lập giá sản phẩm:
- Chi phí để sản xuất ra sản phẩm này là bao nhiều?
- Giá trị nào mà khách hàng sẽ nhận được từ sản phẩm
- Bạn có nghĩ rằng việc giảm giá nhẹ có thể làm tăng đáng kể thị phần của bạn?
- Mức giá hiện tại của sản phẩm có thể theo kịp với mức giá của đối thủ cạnh tranh của sản phẩm?
Marketing Mix -Place (Địa điểm)
Địa điểmt phân phối |
Hiểu theo nghĩa rộng thì nó đề cập tới địa điểm để phân phối sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường hay còn gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào. Có rất nhiều chiến lược phân phối, bao gồm:
- Phân phối chuyên sâu.
- Phân phối độc quyền.
- Phân phối có chọn lọc.
- Nhượng quyền thương mại.
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn cần trả lời trong việc phát triển chiến lược phân phối của bạn:
- Nơi nào khách hàng có thể tìm kiếm dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn?
- Khách hàng tiềm năng có sở thích mua sản phẩm ở đâu? Họ mua sắm tại một trung tâm mua sắm, trong chợ hay cửa hàng gần nhà hay trong các siêu thị, hoặc cửa hàng trực tuyến?
- Làm thế nào để bạn truy cập vào các kênh phân phối khác nhau?
- Làm thế nào để chiến lược phân phối của bạn khác với đối thủ cạnh tranh?
- Bạn có cần một lực lượng bán hàng mạnh mẽ?
- Bạn cần phải tham dự các hội chợ thương mại?
- Bạn cần phải bán ở một cửa hàng trực tuyến?
Marketing Mix -Promotion (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng )
Xúc tiến thương mại là một phần rất quan trọng trong marketing vì nó thúc đẩy sự công nhận thương hiệu, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng.
Trong việc tạo ra một chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả, bạn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào bạn có thể gửi thông điệp tiếp thị đến khách hàng tiềm năng của bạn?
- Đâu là thời gian tốt nhất để quảng bá sản phẩm của mình?
- Bạn sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn thông qua các quảng cáo truyền hình?
- Có nên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong việc thúc đẩy công tác bán hàng?
- Các chiến lược xúc tiến của đối thủ cạnh tranh của bạn là gì?...