­
­

Bí Quyết Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả

 Tại sao phải xây dựng chiến lược marketing

Tại sao phải xây dựng chiến lược marketing

Xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả là cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù là lớn hay nhỏ. Nếu không có một chiến lược marketing hiệu quả  thì những nỗ lực của bạn để thu hút khách hàng có thể sẽ không đâu vào đâu và dễ bị đối thủ vượt mặt. Trong một doanh nghiệp, một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp định hướng cho công ty phát triển còn kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp biết được phải làm như thế nào để thực hiện kế hoạch kinh doanh đó bằng cách từng bước tạo ra mối liên hệ với khách hàng. Trọng tâm của chiến lược marketing phải đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và luôn huớng tới việc phát triển lâu dài các mối quan hệ với khách hàng. Để đạt được điều này, bạn sẽ cần phải tạo ra một chiến lược linh hoạt, có thể đáp ứng với những thay đổi trong nhận thức của khách hàng cũng như nhu cầu về sản phẩm của thị trường. Dưới đây là 5 bước giúp bạn xây dựng một chiến lược marketing thành công.

5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả

1. Nghiên cứu khách hàng tiềm năng và đối thủ của bạn

Nghiên cứu khách hàng tiền năng của bạn
Có rất nhiều khách hàng tiềm năng ngoài thị trường nhưng để cho doanh nghiệp của bạn có thể thành công nhanh hơn và dễ dàng hơn thì phải tập trung nghiên cứu xem những khách hàng nào sẽ là khách hàng tiềm năng nhất của mình. Một kết quả nghiên cứu thị trường tốt không chỉ cho bạn biết  những ai là khách hàng tiềm năng của mình mà còn cung cấp thông tin về thói quen mua hàng của khách hàng mục tiêu như: Họ mua hàng như thế nào (mua online hay mua tại cửa hàng); họ hay mua ở đâu và thường mua
những sản phẩm như thế nào.
Thường xuyên xem xét đến xu hướng mua hàng trên thị trường để bạn không bỏ lỡ những cơ hội mới hoặc trở nên không thích hợp với thông điệp tiếp thị của bạn. Trong khi bạn cố gắng để tìm kiếm khách hàng mới, đảm bảo chiến lược tiếp thị của bạn cũng cho phép bạn duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại của bạn.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh  với bạn.
Luôn xác định tâm lý sẽ có ít nhất một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn và chỉ cần mất tập trung họ sẽ tân dụng cơ hội để cướp khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn nên phát triển một hồ sơ của đối thủ cạnh tranh của bằng cách xác định sản phẩm của họ, chuỗi cung ứng, giá cả và chiến thuật tiếp thị.

2. Xác định rõ vai trò của bạn và sản phẩm hay dịch vụ của bạn trên thị trường.

Để làm được điều này bạn phải đánh giá nghiêm túc những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình để từ đó xác định những cơ hội hay thách thức qua đó xây dựng và củng cố hình ảnh trung thực của doanh nghiệp trên thị trường.
* Điểm mạnh có thể bao gồm:
- Dịch vụ khách hàng thân thiện và linh hoạt.
- Tính năng đặc biệt hoặc lợi ích mà sản phẩm cung cấp của bạn.
- Kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Tầm nhìn lâu dài của công ty.
- Uy tín của công ty trên thị trường....
* Điểm yếu có thể bao gồm:
- Nguồn lực tài chính hạn chế.
- Thiếu danh tiếng do mới thành lập.
- Hệ thống tổ chức chưa quy củ.
- Đội ngũ nhân viên còn non kinh nghiệm
- Tầm nhìn chưa rõ ràng....
*Cơ hội có thể bao gồm:
- Tận dụng điểm mạnh để tăng doanh thu từ  thị trường đặc biệt.
- Sử dụng Internet để tiếp cận thị trường mới.
- Các công nghệ mới cho phép bạn để cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Lượng khách hàng tiềm năng liên tục tăng dựa trên thương hiệu doanh nghiệp....Các mối đe dọa có thể bao gồm:
- Sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh mới.
- Nhiều sản phẩm mới liên tục được tung ra thị trường.
- Luật mới tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp....
Hiểu biết những điểm mạnh yếu và những cơ hội cũng như thách thức, doanh nghiệp của bạn sẽ biết rõ về vị trí hiện nay cua mình và biết cần phải làm gì để cải thiện vị trí và chiếm lòng tin của khách hàng.
Tiếp theo phải xác định thật rõ ràng là tại sao khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh. Làm nổi bật nên những lợi ích của khách hàng khi sử dựng sản phẩm của bạn kết hợp với những chiến dịch tiếp thị tức thời để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Có như vậy mơi gây được sự chú ý của khách hàng.

3. Xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp

Để phát triển các chiến lược tiếp thị của bạn thì cần phải xác định các mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn. Một bản kế hoạch kinh doanh luôn định hướng cho công ty của bạn đi theo chiều hường nào và khi đã đánh giá được bản thân doanh nghiệp, đánh giá đối thủ cạnh tranh và  nắm được thông tin khách hàng mục tiêu của bạn thì một mục tiêu kinh doanh sẽ tạo động lực để thúc đẩy chiến lược marketing mà bạn sẽ xây dựng. Mục tiêu kinh doanh của bạn có thể bao gồm:

- Nâng cao nhận thức của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Bán nhiều sản phẩm từ một nhà cung cấp nhất định.
- Đạt được một phân khúc khách hàng mới.

- Tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh....

4. Xây dựng chiến lược marketing của riêng bạn


Với sự hiểu biết về điểm mạnh, điểm yếu của bạn cũng như đối thủ phân tích những cơ hội và thách thức bên ngoài và các mối đe dọa, bạn có thể phát triển một chiến lược marketing có thể làm nổi bật nên thế mạnh riêng của bạn và tận dụng mọi cơ hội làm nên một chiến lược marketing thật thành công. Song song với nó doanh nghiệp của bạn phải luôn luôn rút tỉa kinh nghiệm, giảm thiểu tối đa những yếu kém còn tồn đọng.
Bước tiếp theo là vẽ lên một kế hoạch marketing chi tiết trong đó đưa ra các hành động cụ thể để đưa chiến lược vào thực tiễn. Để thực hiện được điều này doanh nghiệp của bạn phải trả lời những câu hỏi sau:
  • Những thay đổi nào đang diễn ra trong môi trường kinh doanh của chúng tôi? chúng là cơ hội hay thách thức?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của chúng tôi là gì?
  • Tôi phải làm gì để đạt được mục tiêu? 
  • Khách hàng đang tìm kiếm cái gì? Nhu cầu của họ là gì?
  • Những khách hàng nào mang lại lợi nhuận cao nhất cho chúng tôi?
  • Làm thế nào để chúng tôi tiếp cận các khách hàng tiềm năng ? 
  • Cách tốt nhất để giao tiếp với khách hàng tiềm năng là gì?
  • Chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ khách hàng của mình không? Đây có thể là một cách với chi phí thấp để đạt được một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, giữ chân khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng một danh tiếng tốt.
  • Có thể thay đổi sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi để tăng doanh thu và lợi nhuận? Hầu hết các sản phẩm cần phải được cập nhật liên tục để duy trì khả năng cạnh tranh.
  • Có thể mở rộng danh mục sản phẩm của tôi hoặc cung cấp dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện có hiệu quả hơn? 
  • Làm thế nào tôi sẽ định giá sản phẩm dịch vụ của mình? Mặc dù giá cần phải có tính cạnh tranh, hầu hết các doanh nghiệp thấy rằng cố gắng để cạnh tranh về giá là một chiến lược kém. 
  • Những gì làm khách hàng của tôi quan tâm? Chất lượng? Độ bền? Hiệu quả? Giá trị về giá của sản phẩm?
  • Cách tốt nhất để phân phối và bán sản phẩm của tôi là gì?
  • Làm thế nào tôi có thể quảng bá sản phẩm tốt nhất của tôi? Tùy chọn có thể bao gồm quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, trưng bày tại hội chợ thương mại, PR, tiếp thị trên web.
  • Làm sao để biết chiến lược của chúng tôi có hiệu quả không? Có phương pháp nào đo lường không?...

5. Đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing

Một sai lầm lớn đối với nhiều doanh nghiệp là chỉ xây dựng nên chiến lược marketing mà không có phương để đánh giá nó theo từng thời điểm. Đó cũng là nguyên nhân chính là cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay lúng túng khi thực hiện chiến lược marketing và dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Để một chiến lược kinh doanh thật sự hiệu quả thì cần có sự giám sát đánh giá nó liên tục để có thể đề ra những phương án cải thiện và bổ sung hợp lý. Tuy nhiên cũng không phải dễ dàng để đánh giá được hiệu quả của một chiến lược marketing, nhất là khi doanh nghiệp của bạn thực hiện tổng hợp nhiều chiến lược nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

 Dưới đây là một vài cách để đánh giá xem chiến lược bạn đang sử dụng có thật sự hiệu quả.
1. Nhìn vào doanh thu (hoặc chi phí của bạn). Doanh thu nên được tăng dần theo thời gian hoạt động! Hãy theo sát những con số theo từng thời điểm, có thời điểm sẽ làm tăng chi phí mà chưa chắc doanh thu đã tăng. Để có được một bức tranh chính xác bạn có thể cũng cần phải đo lường số lượng khách hàng tiềm năng mới được tạo ra, hoặc số lượng các cuộc hẹn, giảm giá hoặc chênh lệch trong chi phí sẽ ảnh hưởng đến giá trị tổng doanh số bán hàng.
2. Lấy ý kiến khách hàng của bạn. Điều tra để tìm ra nơi mà họ nghe nói về bạn. Hầu hết các doanh nghiệp không bao giờ hỏi câu hỏi này và bỏ lỡ những thông tin giá trị để biết được cách mà khách hàng  chọn một nhà cung cấp dịch vụ hay sản phẩm là gì.
3. Đánh giá các hoạt động quảng cáo có mang lại sự phản hồi trực tiếp không. Nếu bạn không biết rõ câu trả lời thì bạn cần làm  vài việc sau:
  • Trước hết, hãy chắc chắn bạn đang quảng cáo trong các phương tiện truyền thông chất lượng. Chọn phương tiện truyền thông cho phù hợp với đối tượng đã chọn. Càng cụ thể càng tốt, và tránh tùy chọn chỉ vì nhìn nó có vẻ thú vị.
  • Sử dụng một tiêu đề mạnh mẽ hoặc hỏi một câu hỏi đánh đúng tâm lý hay đưa ra một tuyên bố giải pháp định hướng.
  • Sử dụng nhiều phương pháp tiếp xúc với khách hàng như điện thoại, email, và trang web để chăm sóc khách hàng khi có phản hồi.
  •  Cung cấp cho khách hàng tiềm năng một lựa chọn tốt nhất để liên lạc với doanh nghiệp của bạn khi họ có nhu cầu.
4. Kiểm tra tốc độ thay đổi doanh số bán hàng. Phương pháp tốt nhất ở đây là theo dõi lịch sử bán hàng của doanh nghiệp và xem xét kỹ lưỡng tốc độ tăng trưởng. Mục tiêu tối thượng của chiến lược marketing là làm tăng doanh số do đó hãy theo sát doanh số bán hàng từng ngày để biết được liệu chiến lược bạn tạo ra có thu hút thêm khách hàng hay không.





You Might Also Like

1 nhận xét